LUẬN VĂN THẠC SỸ
NĂM 2011
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục những chữ viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng . vi
Danh mục các hìn vii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu . 2
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
1.1. CÂY ĐẬU TƯƠNG . 3
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại . 3
1.1.2. Đặc điểm nông sinh học của cây đậu tương . 4
1.1.3. Thành phần hoá sinh của hạt đậu tương 10
1.1.4. Vị trí, tầm quan trọng của cây đậu tương 11
1.2. NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN
Ở THỰC VẬT . 13
1.2.1. Một số phương pháp sinh học phân tử trong phân tích quan hệ di
truyền ở thực vật . 13
1.2.1.1. Kỹ thuật RAPD 13
1.2.1.2. Kỹ thuật AFLP . 15
1.2.1.3. Kỹ thuật RFLP . 16
1.2.1.4. Kỹ thuật SSR 16
1.2.2. Sử dụng kỹ thuật RAPD trong nghiên cứu sự đa dạng và mối
quan hệ di truyền ở thực vật 17
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU . 22
2.1.1. Vật liệu thực vật 22
2.1.2. Hoá chất và thiết bị . 22
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu . 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
2.2.1. Phương pháp sinh học phân tử 25
2.2.1.1. Phương pháp tách chiết DNA tổng số 25
2.2.1.2. Phương pháp xác định hàm lượng và độ tinh sạch DNA tổng số 26
2.2.1.3. Phương pháp RAPD 26
2.2.1.4. Phân tích số liệu RAPD . 28
Chương 3:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ KHỐI LƯỢNG 1000 HẠT CỦA CÁC
GIỐNG ĐẬU TƯƠNG NGHIÊN CỨU 29
3.2. PHÂN TÍCH SỰ ĐA DẠNG TRONG HỆ GEN CỦA CÁC GIỐNG
ĐẬU TƯƠNG BẰNG KỸ THUẬT RAPD . 31
3.2.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số từ lá đậu tương 31
3.2.2. Kết quả nhân bản các phân đoạn DNA bằng kĩ thuật RAPD 32
3.2.3. Hệ số đa dạng di truyền và các phân đoạn DNA đặc trưng của các
giống đậu tương nghiên cứu . 51
3.2.4. Mối quan hệ và khoảng cách di truyền giữa các giống đậu tương
dựa trên phân tích RAPD . 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 56
1. KẾT LUẬN 56
2. ĐỀ NGHỊ 56
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) còn gọi là đậu nành là một cây
trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của nó làm thực phẩm
cho con người, thức ăn cho gia súc nguyên liệu cho công nghiệp, hàng xuất
khẩu và là cây cải tạo đất tốt [5]. Vì thế cây đậu tương được gọi là "Ông
Hoàng trong các loại cây họ đậu". Hiện nay, cả nước đã hình thành 6 vùng
sản xuất đậu tương: vùng Đông Nam bộ có diện tích lớn nhất (26,2% diện tích
đậu tương cả nước), miền núi Bắc bộ: 24,7%, đồng bằng sông Hồng: 17,5%,
đồng bằng sông Cửu Long: 12,4%[2]. Tổng diện tích 4 vùng này chiếm 80%
diện tích trồng đậu tương cả nước, còn lại là đồng bằng ven biển miền Trung
và Tây Nguyên [5].
Các giống đậu tương ở nước ta hiện nay rất phong phú bao gồm các
giống đậu tương nhập nội, giống lai tạo, giống đậu tương đột biến và tập đoàn
các giống đậu tương địa phương. Các giống đậu tương địa phương Việt Nam
cũng rất đa dạng, phong phú cả về kiểu hình và kiểu gen. Đây là nguồn vật
liệu quý cho công tác chọn tạo giống đậu tương phù hợp với điều kiện sản
xuất của từng vùng, miền khác nhau [10].
Đánh giá sự đa dạng di truyền của các giống đậu tương địa phương tạo
cơ sở cho công tác chọn tạo giống đã và đang được nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Hiện nay, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp
mới trong nghiên cứu sự đa dạng di truyền của các giống cây trồng nói chung
và của cây đậu tương nói riêng như RAPD, RFLP, AFLP, SSR, STS, . Các
phương pháp này không những phát huy hiệu quả mà còn khắc phục nhược
điểm của các phương pháp chọn giống truyền thống bởi hiệu quả sàng lọc
cao, tiết kiệm thời gian và tin cậy.
Trên thế giới, kỹ thuật RAPD đã được nhiều tác giả sử dụng để nghiên
cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu tương như: [26], [32], [34],
[43], [49], [50]. Ở Việt Nam, Vũ Anh Đào (2009), đánh giá sự đa dạng di
truyền ở mức phân tử của 16 giống đậu tương với 10 mồi ngẫu nhiên bằng kỹ
thuật RAPD tổng số phân đoạn DNA thu được là 766. Trong phạm vi vùng
phân tích có 56 phân đoạn DNA được nhân bản, trong đó có 21 băng vạch
cho tính đa hình (tương ứng 37,5%) [4], Chu Hoàng Mậu và đtg (2002) đã
sử dụng kỹ thuật RAPD để phân tích sự sai khác về hệ gen giữa các dòng
đậu tương đột biến với nhau và với giống gốc, tạo cơ sở cho chọn dòng đột
biến có triển vọng [12]. Nhằm tạo cơ sở cho việc lựa chọn giống đậu
tương có chất lượng tốt phục vụ công tác lai tạo giống, chúng tôi lựa chọn
và tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ là: “Đánh giá sự đa dạng di
truyền của một số giống đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) địa
phương”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được sự khác biệt trong hệ gen và mối quan hệ di truyền của 30
giống đậu tương địa phương bằng kỹ thuật RAPD.
3. Nộ i dung nghiên cư u
3.1. Phân tích sự đa dạng của một số đặc điểm hình thái, khối lượng của hạt
như: màu vỏ hạt, rốn hạt, hình dạng hạt, khối lượng 1000 hạt của các giống
đậu tương nghiên cứu.
3.2. Sử dụng kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) để
khuếch đại các phân đoạn DNA với sự sàng lọc với 16 mồi ngẫu nhiên có
kích thước 10 nucleotide.
3.3. Xác định hệ số đa dạng trong hệ gen của các giống đậu tương nghiên cứu.
3.4. Thiết lập sơ đồ hình cây mô tả mối quan hệ và khoảng cách di truyền
của các giống đậu tương nghiên cứu.
Xem Thêm: Đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương (Glycine max Merril) địa phươngNội dung trên chỉ thể hiện một phần hoặc nhiều phần trích dẫn. Để có thể xem đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng tài liệu, bạn vui lòng tải tài liệu. Hy vọng tài liệu Đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương (Glycine max Merril) địa phương sẽ giúp ích cho bạn.
-
Đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương (Glycine max Merril) địa phương
THẠC SĨ Đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương (Glycine max Merril) địa phương
Đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương (Glycine max Merril) địa phương
Đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương (Glycine max Merril) địa phương
Vui lòng Tải xuống để xem tài liệu đầy đủ.
Gửi bình luận
♥ Tải tài liệu