LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước là một hình thức tín dụng đặc biệt,
trong đó Nhà nước thực hiện tín dụng không vì mục đích lợi nhuận mà hướng tới hiệu quả
và công bằng của nền kinh tế quốc gia. ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng từng
bước được cải cách. Một trong các hướng cải cách đó là thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển
(Quỹ HTPT) và sau đó là Ngân hàng phát triển (NHPT) Việt Nam. Trong hơn 8 năm hoạt
động, tổ chức này đã đóng góp tích cực vào triển khai các dự án phát triển kinh tế thuộc
các lĩnh vực, các ngành, các vùng mà Nhà nước ưu tiên. Thực tiễn hoạt động của NHPT
Việt Nam đã khẳng định tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ quan trọng của Chính
phủ không chỉ trong chỉ đạo, điều hành và triển khai các dự án lớn, các chương trình trọng
điểm, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện mục
tiêu CNH, HĐH đất nước. Tín dụng ĐTPT của Nhà nước vừa thực hiện mục tiêu tăng
trưởng kinh tế, vừa thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đổi mới
chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước càng đặt ra cấp thiết hơn. Đồng thời, yêu cầu CNH,
HĐH, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác các tiềm năng của các vùng, miền khó khăn, đặc biệt
khó khăn của đất nước cũng đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo
hướng hiệu quả hơn.
Hơn nữa, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua hệ thống NHPT nói chung,
Chi nhánh NHPT Thanh Hoá nói riêng, bên cạnh những kết quả đạt được, đã bộc lộ những
hạn chế. Thực tế đó đòi hỏi phải có những giải pháp để đổi mới hoạt động tín dụng ĐTPT
của Nhà nước trong hệ thống NHPT nói chung và Chi nhánh NHPT Thanh Hoá nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá” được chọn làm
đối tượng nghiên cứu trong luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
NHPT là một loại hình ngân hàng đặc thù, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, mới được thành
lập hơn hai năm (trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ HTPT), do đó chưa có nhiều công
trình nghiên cứu chuyên sâu về tín dụng của loại hình ngân hàng này. Cho đến nay mới có
một số công trình nghiên cứu tín dụng ĐTPT và NHPT dưới một số góc độ khác nhau. Có
thể kể ra một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn:
- Trần Công Hoà, “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước", Luận
án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007.
- Đặng Tố Loan,“Mở rộng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Quỹ Hỗ trợ
phát triển - Chi nhánh Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân, năm 2003.
- Nguyễn Gia Thế“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
ĐTPT của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển”, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Thương mại, năm 2004.
- Lê Thị Định Hương,“Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ĐTPT tại Quỹ Hỗ trợ
phát triển TP.HCM”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, năm
2004.
- Trần Thị Mỹ Hạnh (2003), Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng nhà nước qua Quỹ
Hỗ trợ phát triển, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
Các công trình nghiên cứu trên có đề cập đến quản lý, nâng cao hiệu quả, chất
lượng tín dụng trong hoạt động của hệ thống Quỹ HTPT/NHPT; đã tiếp cận và giải quyết
nhiều nội dung về hiệu quả tín dụng, chất lượng tín dụng của NHPT. Tuy nhiên, trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá và ở Chi nhánh NHPT Thanh Hoá chưa có đề tài nào nghiên cứu về
vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt
động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, tìm và đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động này ở Chi
nhánh NHPT Thanh Hoá trong thời gian tới.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng ĐTPT của
Nhà nước.
- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT của Chi nhánh NHPT Thanh Hoá
qua hơn 2 năm từ khi thành lập và 6 năm hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển
Thanh Hoá (tiền thân của Chi nhánh NHPT Thanh Hoá), qua đó chỉ ra những kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đổi mới hoạt động tín dụng ĐTPT
của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Thanh Hoá trong thời gian tới.
Xem Thêm: Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh HoáNội dung trên chỉ thể hiện một phần hoặc nhiều phần trích dẫn. Để có thể xem đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng tài liệu, bạn vui lòng tải tài liệu. Hy vọng tài liệu Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá sẽ giúp ích cho bạn.
-
Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá
THẠC SĨ Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá
Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá
Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá
Vui lòng Tải xuống để xem tài liệu đầy đủ.
Gửi bình luận
♥ Tải tài liệu