LỜI MỞ ĐẦU
Các tia phóng xạ luôn tồn tại tràn ngập trong thế giới của chúng ta từ bức xạ tự nhiên alpha,
beta, gamma, các tia vũ trụ, cho đến bức xạ nhân tạo của các vụ nổ hạt nhân, các cuộc thử
nghiệm, . Trong các loại bức xạ đó thì bức xạ alpha, beta là những loại bức xạ cần quan tâm vì đặc
tính không tác hại khi bị chiếu ngoài nhưng lại gây nguy hiểm khi chúng được phát ra từ bên trong
cơ thể. Cụ thể như sau:
- Trong không gian, bức xạ alpha không truyền xa và bị cản lại toàn bộ bởi một tờ giấy hoặc
màng ngoài của da. Tuy nhiên nếu một chất phát tia alpha được đưa vào trong cơ thể nó sẽ làm
ion hóa mạnh các tế bào tạo ra liều chiếu trong đối với các mô nhạy cảm mà các mô này không
có lớp bảo vệ bên ngoài như da.
- Bức xạ beta bao gồm các electron có điện tích nhỏ hơn so với hạt alpha và có khả năng xuyên
sâu hơn, beta có khả năng cản lại bởi tấm kim loại, kính hay quần áo bình thường, nó có thể
xuyên qua lớp ngoài của da và làm tổn thương lớp da bảo vệ. Nếu các bức xạ beta phát ra
trong cơ thể nó có thể chiếu xạ các mô bên trong.
Trong đó, với tính chất đặc trưng quan trọng là quãng chạy ngắn nên việc khảo sát các vấn đề
alpha, beta thường hay gặp khó khăn từ quá trình làm mẫu cho đến thiết bị mà việc xác định hiệu
suất của máy một cách chính xác là một vấn đề thiết yếu ảnh hưởng lớn đến kết quả đo đạc. Do vậy
“Khai thác và vận hành hệ đo tổng alpha, beta UMF-2000 tại phòng thí nghiệm hạt nhân
trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mục đích xác định hiệu
suất của máy, cùng với 10 mẫu điện phân khác nhau được tạo ra nhằm xác định hoạt độ của các mẫu
dựa trên ưu điểm nổi bật của máy là có thể xác định đồng thời tổng hoạt độ bức xạ alpha và tổng
hoạt độ bức xạ beta phát ra từ mẫu. Qua đó đánh giá về độ chính xác của máy khi so sánh hoạt độ
của các mẫu trên hệ máy này với hoạt độ của các mẫu khi đo trên hệ Alpha Analyst của phòng thí
nghiệm hạt nhân Đại học Khoa học Tự nhiên. Từ kết quả khởi đầu này có thể tiến hành đo mẫu môi
trường với những hiệu chỉnh thích hợp để đạt được kết quả chính xác.
Với mục đích như trên thì bố cục của bài luận gồm 3 chương về cơ sở lý thuyết và quá trình
thực nghiệm như sau:
Chương 1: Các tính chất của bức xạ alpha, beta. Trong chương này trình bày về các quá trình
phân rã alpha, beta cũng như tính chất của các quá trình phân rã đó và tương tác của bức xạ alpha,
beta với vật chất.
Chương 2: Giới thiệu hệ đo tổng alpha, beta UMF -2000 tại phòng thí nghiệm hạt nhân trường
Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Phần này giúp cho việc khai thác vận hành hệ máy dễ
Xem Thêm: Khai thác và vận hành hệ đo tống Alpha, Beta UMF-2000 tại phòng thí nghiệm hạt nhân Đại học sư phạm, Thành phố Hồ Chí MinhNội dung trên chỉ thể hiện một phần hoặc nhiều phần trích dẫn. Để có thể xem đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng tài liệu, bạn vui lòng tải tài liệu. Hy vọng tài liệu Khai thác và vận hành hệ đo tống Alpha, Beta UMF-2000 tại phòng thí nghiệm hạt nhân Đại học sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp ích cho bạn.
-
Khai thác và vận hành hệ đo tống Alpha, Beta UMF-2000 tại phòng thí nghiệm hạt nhân Đại học sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh
THẠC SĨ Khai thác và vận hành hệ đo tống Alpha, Beta UMF-2000 tại phòng thí nghiệm hạt nhân Đại học sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh
Khai thác và vận hành hệ đo tống Alpha, Beta UMF-2000 tại phòng thí nghiệm hạt nhân Đại học sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh
Khai thác và vận hành hệ đo tống Alpha, Beta UMF-2000 tại phòng thí nghiệm hạt nhân Đại học sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh
Vui lòng Tải xuống để xem tài liệu đầy đủ.
Gửi bình luận
♥ Tải tài liệu