I. Lý do nghiên cứu
Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên của WTO, đã đem lại
nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp trong nước, vì phải
đối mặt với các tổng công ty, tập đoàn quốc tế lớn có công nghệ tiên
tiến, thương hiệu nổi tiếng và có nhiều kinh nghiệm về quản lý kinh
doanh hiện đại. Đối với Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam
(LILAMA), đơn vị đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây
dựng các công trình trọng điểm quốc gia về: điện, dầu khí, thép, hoá
chất và phải thường xuyên cạnh tranh với các tập đoàn công nghiệp
lớn trên thế giới, ngay cả các dự án trong nước. Cho nên, việc xây
dựng định hướng phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, nhằm
tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế là một
yêu cầu hết sức cấp thiết.
II. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1. Ngoài nước
Việc nghiên cứu quá trình phát triển nhằm để tái cấu trúc các
công ty đã và đang được nhiều quốc gia nghiên cứu và thực hiện,
nhằm làm cho các công ty phát triển thành công trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa kỳ, Singapore,
Malaysia . Các công trình trên đã để lại nhiều kinh nghiệm quý về
lý luận và thực tiễn, có thể làm tài liệu tham khảo tốt cho tiến trình
phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.
2. Trong nước
Có nhiếu bài viết đề cấp đến mô hình hoạt động của các Tổng
Công ty 90 và 91 của các tác giả; Hồ Xuân Hùng, Phó ban đổi mới
DNNN trực thuộc Thủ tướng Chính phủ [I.17], PGS.TS. Trần Ngọc
Thơ [I.48], Ông Trần Đức Lai Thứ trưởng Bộ Truyền thông-
Thông tin [I.47] và của TS. Nguyễn Trọng Hoài [I.27], đều có
chung nhận định là các Tổng Công ty nhà nước, đã có vai trò nhất
2
định trong việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua.
Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế
giới vẫn còn nhiều bất cập, cần phải đánh giá toàn diện, để tiếp tục
đổi mới mô hình hoạt động, nhằm phát huy vai trò chủ đạo của các
Tổng Công ty nhà nước, trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước và để phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Song, chưa có công trình nào nghiên cứu một các toàn diện về phát
triển các tổng công ty nhà nước trong ngành công nghiệp lắp máy.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quá trình phát triển của ngành
công nghiệp lắp máy Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.
IV. Mục tiêu nghiên cứu
Các nghiên cứu của luận án nhằm: (1) Xây dựng cơ sở lý luận về
vai trò của ngành công nghiệp lắp máy đối với phát triển kinh tế xã
hội; (2). Phân tích quá trình phát triển và hiện trạng hoạt động của
Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam để tìm ra các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và nguy cơ của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. Từ đó,
đề xuất mục tiêu và các giải pháp phát triển Tổng Công ty Lắp máy
Việt Nam đến năm 2020.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án, tác giả sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp thống kê
- mô tả, phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia và phương
pháp dự báo.
VI. Những đóng góp khoa học của luận án
Luận án sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như
sau.
1. Về mặt lý luận :
- Trình bày cơ sở khoa học về vai trò của ngành công
nghiệp lắp máy trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam.
3
- Xây dựng hệ thống các phương pháp đánh giá thực trạng
để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và quy trình xây
dựng các chiến lược phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.
- Khái quát bài học kinh nghiệm về phát triển của một số
tổng công ty công nghiệp nặng trên thế giới hoạt động trong ngành
công nghiệp lắp máy, làm cơ sở tham khảo để xây dựng định hướng
phát triển ngành công nghiệp lắp máy nói chung và Tổng Công ty
Lắp máy Việt Nam.
2. Về thực tiễn:
- Vận dụng hệ thống các phương pháp để đánh giá thực
trạng hoạt động của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam trong thời gian
vừa qua, nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp đồng bộ và cụ thể về phát triển Tổng
Công ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020, thành Tổng Công ty
Công nghiệp nặng LILAMA.
- Giúp các Bộ ngành tham khảo bổ ích trong xây dựng chiến
lược, quy hoạch và chính sách phát triển ngành công nghiệp lắp máy
Việt Nam.
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn làm tài liệu tham khảo để
phát triển các Tổng Công ty nhà nước ở các ngành khác.
VII. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham
khảo, luận án được tổ chức thành 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển ngành công nghiệp lắp
máy.
Chương 2: Hiện trạng hoạt động của Tổng Công ty Lắp máy Việt
Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt
Nam đến năm 2020.
Xem Thêm: Phát triển tổng công ty lắp máy Việt Nam đến năm 2020Nội dung trên chỉ thể hiện một phần hoặc nhiều phần trích dẫn. Để có thể xem đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng tài liệu, bạn vui lòng tải tài liệu. Hy vọng tài liệu Phát triển tổng công ty lắp máy Việt Nam đến năm 2020 sẽ giúp ích cho bạn.
-
Phát triển tổng công ty lắp máy Việt Nam đến năm 2020
LUẬN VĂN Phát triển tổng công ty lắp máy Việt Nam đến năm 2020
Phát triển tổng công ty lắp máy Việt Nam đến năm 2020
Phát triển tổng công ty lắp máy Việt Nam đến năm 2020
Vui lòng Tải xuống để xem tài liệu đầy đủ.
Gửi bình luận
♥ Tải tài liệu